Tai nạn lao động có thể xảy bất cứ lúc nào và không thể lường trước, vì vậy người lao động cần phải chủ động để đảm bảo môi trường làm việc luôn an toàn và hiệu quả. Sử dụng găng tay bảo hộ là một cách giúp giảm thiểu những rủi ro và bảo vệ da tay trong quá trình làm việc. Do tính chất công việc và môi trường làm việc khác nhau nên găng tay bảo hộ cũng được làm từ các chất liệu khác nhau để đáp ứng được các khả năng bảo hộ đặc thù riêng.
Găng tay bảo hộ là thiết bị bảo hộ không thể thiếu để bảo vệ đôi tay trong quá trình làm việc khỏi các tác nhân như nước, hóa chất tẩy rửa, hóa chất độc hại ăn mòn, các chấn thương lao động, các tác động của điện, nhiệt, hồ quang,… Găng tay bảo hộ được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau để phù hợp với từng môi trường làm việc riêng.
Theo yêu cầu của từng môi trường làm việc khác nhau, mà găng tay bảo hộ được phân loại như sau:
Đây là loại găng tay được sử dụng phổ biến tại các xưởng cơ khí, công trình xây dựng, ngành sản xuất lắp ráp. Với chất liệu vải sợi phổ thông sẽ giúp người lao động hạn chế được những tổn thương lên bề mặt da tay gây ra bởi kim loại, các chi tiết máy, vật liệu xây dựng,…
Đây là sản phẩm găng tay bảo hộ có mức độ sử dụng cao hơn so với loại găng tay sợi vải phổ thông, chất lượng dẻo dai ở mức độ khá.
Găng tay bảo hộ ngành công nghiệp nặng dùng cho các môi trường làm việc phải thường xuyên tiếp xúc với vật sắc nhọn. Đặc biệt, có thể tránh được những tác nhân dễ gây ra những tổn thương trong quá trình làm việc, những chất độc hại có thể gây ăn mòn da tay.
Găng tay bảo hộ ngành điện tử, điện lực
Trong lĩnh vực điện lực, điện tử công nghiệp, găng tay cách điện được dùng khá phổ biến. Loại găng tay này được sử dụng riêng cho ngành điện, môi trường làm việc có nguy cơ nhiễm điện cao do thường xuyên tiếp xúc với vật có khả năng nhiễm điện. Găng tay cách điện có khả năng các điện rất tốt, có các dòng sản phẩm khác nhau như: găng tay cách điện cao áp, găng tay cách điện trung áp, găng tay cách điện hạ áp.